The Hepatitis B Foundation has been selected as an Official Charity Partner of the 2024 TCS New York City Marathon. Please support our mission and DONATE today!

Bị Viêm Gan Loại B Kinh Niên

Tôi có nên xét nghiệm viêm gan B nếu tôi có thai không?
Có, TẤT CẢ các phụ nữ có thai nên đi xét nghiệm viêm gan B! Nếu bạn có thai, hãy chắc chắn bác sĩ đã xét nghiệm viêm gan B cho bạn trước khi sinh con.


Vì sao các xét nghiệm này lại quan trọng đến thế cho phụ nữ có thai?
Nếu bạn dương tính với viêm gan B và đang có thai, siêu vi khuẩn có thể lây cho bé mới sinh trong thai kỳ hoặc trong khi sinh. Nếu bác sĩ biết rằng bạn bị viêm gan B, bác sĩ có thể dàn xếp để có các loại thuốc thích hợp trong phòng sinh nhằm ngăn không cho bé bị nhiễm bệnh. Nếu không làm theo các quy trình thích đáng, bé có nguy cơ 95% bị viêm gan B mạn tính!


Bệnh viêm gan B có ảnh hưởng đến việc tôi mang thai không?
Bệnh viêm gan B không nên gây ra bất kỳ vấn đề nào cho bạn hoặc thai nhi trong thai kỳ. Điều quan trọng là bác sĩ phải biết bạn bị viêm gan B để có thể theo dõi sức khỏe của bạn và để con bạn có thể được bảo vệ khỏi bị nhiễm bệnh sau khi ra đời.


Nếu tôi có thai và bị viêm gan B, làm thế nào để tôi có thể bảo vệ cho bé?
Nếu bạn dương tính với viêm gan B, bác sĩ cũng nên xét nghiệm kháng nguyên e viêm gan B (HBeAg) cho bạn, và nếu lại dương tính, bạn nên đi xét nghiệm máu tải siêu vi khuẩn viêm gan B (định lượng DNA HBV). Trong một số trường hợp, kết quả xét nghiệm có thể cho thấy tải siêu vi khuẩn rất cao. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc kháng siêu vi khuẩn qua đường uống trong tam cá nguyệt thứ ba, thuốc này an toàn để dùng nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ mới sinh khi sinh.

Nếu bạn dương tính với viêm gan B, thì trẻ mới sinh phải được tiêm hai mũi tiêm ngay tại phòng sinh:

Mũi vắc-xin viêm gan B thứ nhất
Một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG)

Nếu hai loại thuốc này được cho dùng thích đáng trong vòng 12 giờ sau khi sinh, trẻ mới sinh có cơ hội trên 90% được bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B suốt đời.

Bạn phải đảm bảo rằng bé sẽ được tiêm 2-3 mũi vắc-xin viêm gan B còn lại theo lịch trình. Tất cả các mũi phải được hoàn tất để trẻ sơ sinh được bảo vệ đầy đủ chống lại viêm gan B. Một điều quan trọng nữa là bé sinh ra từ người mẹ có HBV dương tính phải được xét nghiệm huyết thanh hậu chủng ngừa lúc 9-12 tháng tuổi để xác nhận bé được bảo vệ chống lại HBV và không bị nhiễm bệnh. Các xét nghiệm bao gồm HBsAg và xét nghiệm độ chuẩn anti-HBs.
Không có cơ hội thứ hai để bảo vệ bé mới sinh đâu!


Chủng ngừa Bên ngoài Hoa Kỳ
Ở nhiều nước, vắc-xin tổng hợp 5 trong 1 bảo vệ chống lại năm loại bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não và viêm gan B) có thể được tiêm cho bé trên 6 tuần tuổi, và có thể được tiêm cho đến khi bé đạt 1 tuổi. Mũi thứ nhất được cho dùng lúc 6 tuần tuổi, và mũi thứ hai và thứ ba được cho dùng lúc 10 và 14 tuần tuổi. Vắc-xin 5 trong 1 có thể được cung cấp miễn phí với sự hỗ trợ của Gavi, Liên minh Vắc-xin. Kiểm tra cổng thông tin quốc gia Gavi để xem các nguồn lực và chủng ngừa có thể có sẵn: http://www.gavi.org/country/.

Với bé sinh ra từ người mẹ bị viêm gan B, việc chờ đợi mũi vắc-xin 5 trong 1 thứ nhất sẽ là quá muộn và sẽ KHÔNG bảo vệ bé khỏi bị nhiễm bệnh trong khi sinh hoặc trong thời gian sáu tuần sau khi sinh. Người mẹ dương tính với viêm gan B có thể lây siêu vi khuẩn sang con, và sau đó con sẽ nhiễm bệnh mạn tính.

WHO khuyến cáo tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh cho TẤT CẢ trẻ sơ sinh. Hãy lên kế hoạch trước và hỏi xem có sẵn vắc-xin hay không và chi phí của mũi vắc-xin đơn trị được cho dùng khi sinh, vì nó không phải là thuốc chủng ngừa được Gavi cung cấp. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ dương tính với viêm gan B.

Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng viêm gan B của mình, hãy đảm bảo bác sĩ xét nghiệm viêm gan B cho bạn!

Với bé KHÔNG được tiêm vắc-xin 5 trong 1, mũi thứ nhất của vắc-xin HBV đơn trị phải được tiêm trong vòng 12 giờ sau khi sinh, tiếp theo là 2-3 mũi vắc-xin viêm gan B còn lại theo lịch trình.

Với bé được tiêm vắc-xin 5 trong 1, mũi vắc-xin viêm gan B đơn trị thứ nhất được tiêm trong vòng 12 giờ sau khi sinh, và mũi vắc-xin HBV thứ hai và thứ ba sẽ được bao gồm trong mũi 1 và mũi 2 của vắc-xin 5 trong 1.

*Lưu ý: CDC khuyến cáo cho tiêm mũi tiêm đầu tiên của vắc-xin HBV và HBIG trong vòng 12 giờ sau khi sinh. HBIG có thể không có sẵn ở tất cả các nước.


Tôi có cần điều trị trong thai kỳ không?
Bệnh viêm gan B không nên gây ra bất kỳ vấn đề nào cho bạn hoặc thai nhi trong thai kỳ. Điều quan trọng là bác sĩ phải biết bạn bị viêm gan B để có thể theo dõi sức khỏe của bạn và để con bạn có thể được bảo vệ khỏi bị nhiễm bệnh sau khi ra đời. Nếu bạn sống ở ngoài Hoa Kỳ và không chắc chắn về tình trạng viêm gan B của mình, hãy yêu cầu bác sĩ xét nghiệm viêm gan B cho bạn.

Mũi vắc-xin HBV và HBIG được cho dùng khi sinh có thể không có tác dụng ở những phụ nữ có HBeAg dương tính và có tải siêu vi khuẩn rất cao, cho phép truyền viêm gan B sang bé.

Tất cả những phụ nữ được chẩn đoán bị viêm gan B trong thai kỳ nên được giới thiệu đến dịch vụ chăm sóc theo dõi với bác sĩ có kỹ năng kiểm soát bệnh viêm gan B. Bác sĩ nên thực hiện thêm xét nghiệm, bao gồm kháng nguyên e viêm gan B, nồng độ DNA HBV và xét nghiệm chức năng gan (ALT).

Nồng độ siêu vi khuẩn cao hơn 200.000 IU/mL hoặc 1 triệu cp/ml cho thấy nồng độ mà sự kết hợp giữa mũi vắc-xin và HBIG được cho dùng khi sinh có thể không có tác dụng. Có thể khuyến cáo điều trị kháng siêu vi khuẩn, ưu tiên nhất bằng tenofovir để giảm tải siêu vi khuẩn trước khi sinh. Tenofovir đã được chứng minh là an toàn trong suốt thai kỳ và cho người mẹ cho con bú. Trong trường hợp tenofovir không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa telbivudine hoặc lamivudine. Điều trị kháng siêu vi khuẩn bắt đầu lúc 28-32 tuần thai và tiếp tục trong 3 tháng sau khi sinh.


Tôi có cần điều trị sau thai kỳ không?
Nếu bạn được kê toa thuốc kháng siêu vi khuẩn trong thai kỳ, bạn nên được theo dõi ALT (SGPT) mỗi 3 tháng trong 6 tháng. Điều này sẽ giúp xác định xem bạn có nên tiếp tục điều trị kháng siêu vi khuẩn không. Xin đừng ngừng thuốc kháng siêu vi khuẩn trừ khi bác sĩ khuyên như vậy, dựa trên kết quả xét nghiệm. Với hầu hết phụ nữ mà xét nghiệm theo dõi không cho thấy dấu hiệu bệnh hoạt động, bác sĩ sẽ khuyên nên thường xuyên theo dõi với bác sĩ chuyên khoa về gan.

Trong tất cả các trường hợp, điều quan trọng là bác sĩ sản của bạn và bác sĩ nhi của trẻ mới sinh biết về tình trạng viêm gan B của bạn để đảm bảo trẻ mới sinh của bạn được tiêm vắc-xin thích đáng khi sinh để phòng ngừa nhiễm viêm gan B suốt đời và bạn được chăm sóc theo dõi thích hợp .


Tôi có thể cho con bú nếu tôi bị viêm gan B không?
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn bị nhiễm bệnh, nguy cơ này cực kỳ thấp. Ngoài ra, vì tất cả trẻ sơ sinh được khuyến cáo chủng ngừa viêm gan B khi sinh, bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào cũng sẽ được giảm nhiều. Có dữ liệu cho thấy tenofovir, vốn có thể được kê toa để kiểm soát viêm gan B, là an toàn cho phụ nữ cho con bú.

Pregnancy and Hepatitis B 

Should I be tested for hepatitis B if I am pregnant?
Yes, ALL pregnant women should be tested for hepatitis B! If you are pregnant, be sure your doctor tests you for hepatitis B before your baby is born.


Why are these tests so important for pregnant women?
If you test positive for hepatitis B and are pregnant, the virus can be passed on to your newborn baby during your pregnancy or during delivery. If your doctor is aware that you have hepatitis B, he or she can make arrangements to have the proper medications in the delivery room to prevent your baby from being infected. If the proper procedures are not followed, your baby has a 95% chance of developing chronic hepatitis B!


Will a hepatitis B infection affect my pregnancy?
A hepatitis B infection should not cause any problems for you or your unborn baby during your pregnancy. It is important for your doctor to be aware of your hepatitis B infection so that he or she can monitor your health and so your baby can be protected from an infection after it is born.


If I am pregnant and have hepatitis B, how can I protect my baby?
If you test positive for hepatitis B, your doctor should also test you for the hepatitis B e-antigen (HBeAg), and if positive, you should have a hepatitis B viral load blood test (HBV DNA quantification). In some cases, the laboratory test results may show a very high viral load. In these cases, your physician may recommend that you take an oral antiviral drug in the third trimester, which is safe to take to reduce the risk of infecting your newborn at birth.
If you test positive for hepatitis B, then your newborn must be given two shots immediately in the delivery room:

First dose of the hepatitis B vaccine
One dose of hepatitis B immune globulin (HBIG)

If these two medications are given correctly within the first 12 hours of life, a newborn has more than a 90% chance of being protected against a lifelong hepatitis B infection.

You must make sure your baby receives the remaining 2-3 doses of the hepatitis B vaccine according to schedule. All doses must be completed in order for your infant to be fully protected against hepatitis B. It is also important that a baby born to an HBV-positive mother receive post-vaccination serologic testing at 9-12 months to confirm the baby is protected against HBV and is not infected. Tests include the HBsAg and anti-HBs titer test.

There is no second chance to protect your newborn baby!


Vaccination Outside the United States
In many countries, the pentavalent vaccine, a combination 5-in-one vaccine that protects against five diseases (diphtheria, pertussis, tetanus, Hib and hepatitis B) may be given to babies more than 6 weeks of age and can be given up to 1 year of age. The first dose is given at 6 weeks, and the second and third doses are given at 10 and 14 weeks of age. The pentavalent vaccine may be made available free of charge with the support of Gavi, the Vaccine Alliance. Check the Gavi country hub to see the resources and immunizations that may be available: http://www.gavi.org/country/.

For babies born to mothers with hepatitis B, waiting for the first dose of the pentavalent vaccine is too late and will NOT protect the baby from becoming infected during birth or within the first six weeks of life. A woman who is hepatitis B positive is likely to pass the virus on to her baby, who will then be chronically infected.
WHO recommends the hepatitis B vaccine within 24 hours of birth for ALL babies. Plan ahead and inquire about the availability and cost of the monovalent (single), birth dose of the vaccine, as it is not a Gavi provided immunization. This is particularly important to women who are positive for hepatitis B.

If you are unsure of your hepatitis B status, please be sure your doctor tests you for hepatitis B!

For babies NOT receiving the pentavalent vaccine, the first dose of the monovalent, HBV vaccine must be given within 12 hours of birth, followed by the remaining 2-3 doses of the hepatitis B vaccine according to schedule.

For babies receiving the pentavalent vaccine, the first, monovalent dose of the hepatitis B vaccine is given within 12 hours of birth, and the second and third doses of the HBV vaccine will be included in dose 1 and dose 2 of the pentavalent vaccine.

*Note: CDC recommends both the first shot of the HBV vaccine and HBIG within 12 hours of birth. HBIG may not be available in all countries.


Do I need treatment during my pregnancy?
A hepatitis B infection should not cause any problems for you or your unborn baby during your pregnancy. It is important for your doctor to be aware of your hepatitis B infection so that he or she can monitor your health and so your baby can be protected from an infection after it is born. If you live outside of the U.S. and are unsure of your hepatitis B status, please ask your doctor to test you for hepatitis B.

Failure of the birth dose of the HBV vaccine and HBIG may occur in women who are HBeAg positive and have a very high viral load, allowing for the transmission of hepatitis B to your baby.
All women who are diagnosed with hepatitis B in pregnancy should be referred for follow up care with a physician skilled at managing hepatitis B infection. Your physician should perform additional laboratory testing, including hepatitis B e-antigen, HBV DNA level, and liver function tests (ALT).

A virus level greater than 200,000 IU/mL or 1 million cp/ml indicates a level where the combination of the birth dose of the vaccine and HBIG may fail. First-line, antiviral therapy with tenofovir may be recommended to reduce the viral load prior to birth. Tenofovir has been shown to be safe both during pregnancy and for breastfeeding mothers. In cases where tenofovir is not effective, doctors may prescribe telbivudine or lamivudine. Antiviral treatment begins at 28-32 weeks and continues 3 months postpartum.


Do I need treatment after my pregnancy?
If you are prescribed antivirals during pregnancy, you should have your ALT (SGPT) monitored every 3 months for 6 months. This will help determine if you should continue antiviral treatment. Please do not discontinue your antiviral medication unless the doctor advises you to, based upon test results. For most women whose follow up testing shows no signs of active disease, your physician will recommend regular monitoring with a liver specialist.
In all cases, it is very important that your obstetrician and your newborn’s pediatrician, are aware of your hepatitis B status to ensure that your newborn receives the proper vaccines at birth to prevent a lifelong hepatitis B infection, and that you receive appropriate follow up care.


Can I breastfeed my baby if I have hepatitis B?
The benefits of breastfeeding outweigh the potential risk of infection, which is minimal. In addition, since it is recommended that all infants be vaccinated against hepatitis B at birth, any potential risk is further reduced. There is data that shows that tenofovir, which may be prescribed to manage hepatitis B, is safe for breastfeeding women.