In honor of World Hepatitis Day, we released a new position statement calling for expanded hep B treatment around the world.

Click here to read more and speak up for people living with hep B by signing it.

Thông tin chung

Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là loại bệnh gan thường gặp nhất trên thế giới. Bệnh này là do siêu vi khuẩn viêm gan B (HBV) tấn công và làm tổn thương gan. Siêu vi khuẩn này lây truyền qua máu, quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung hoặc dùng lại kim tiêm, và từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang bé mới sinh trong thai kỳ hoặc trong khi sinh. Hầu hết người lớn bị nhiễm bệnh đều có thể loại trừ siêu vi khuẩn viêm gan B dễ dàng. Tuy nhiên, một số người lớn và hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh không thể loại trừ siêu vi khuẩn này và sẽ bị nhiễm bệnh mạn tính (suốt đời).

Tin vui là có một loại vắc-xin an toàn để phòng tránh nhiễm viêm gan B và các phương pháp điều trị mới cho những người đã bị nhiễm viêm gan B.

 

Có bao nhiêu người bị nhiễm viêm gan B?
Trên toàn thế giới, 2 tỷ người (1 trong 3 người) đã bị nhiễm viêm gan B; và 257 triệu người bị bệnh mạn tính (có nghĩa là họ không thể loại trừ được siêu vi khuẩn). Mỗi năm có khoảng 700.000 người tử vong do viêm gan B và các biến chứng của bệnh này.

 

Vì sao viêm gan B lại thường gặp hơn ở một số vùng trên thế giới?
Viêm gan B có thể lây nhiễm cho bất kỳ người nào thuộc mọi lứa tuổi hoặc chủng tộc, nhưng người từ những nơi trên thế giới thường mắc viêm gan B, như Châu Á, một số vùng ở Châu Phi và Nam Mỹ, Đông Âu, và Trung Đông, có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn nhiều. Viêm gan B cũng thường gặp ở những người Mỹ được sinh ra (hoặc có cha mẹ được sinh ra) ở những vùng này.

Viêm gan B thường gặp hơn ở một số vùng nhất định trên thế giới vì những vùng này đã có rất nhiều người nhiễm viêm gan B. Mặc dù viêm gan B không phải là "bệnh của Châu Á" hoặc “bệnh của Châu Phi”, nhưng nó ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người từ các khu vực này – vì vậy có nhiều người có thể lây siêu vi khuẩn viêm gan B cho người khác hơn. Điều này làm tăng nguy cơ bạn có thể bị nhiễm bệnh. Vì có ít người phương Tây bị nhiễm bệnh hơn nên nhóm này có nguy cơ bị nhiễm bệnh thấp hơn.

Ở các vùng nơi viêm gan B là thường gặp, người ta thường bị nhiễm bệnh khi mới sinh - từ một người mẹ vô tình lây siêu vi khuẩn sang con trong khi sinh. Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nếu có tiếp xúc gần gũi hàng ngày với một thành viên gia đình bị nhiễm bệnh. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều khả năng hơn bị nhiễm viêm gan B mạn tính vì hệ miễn dịch còn non trẻ gặp khó khăn trong việc loại bỏ siêu vi khuẩn.

Nếu bạn hoặc gia đình bạn đến từ một khu vực bản đồ có màu xanh đậm hơn, bạn có thể có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao hơn và nên trao đổi với bác sĩ về việc đi xét nghiệm.

map 3 04 global 002

 

Vì sao tôi phải quan tâm đến viêm gan B?
Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến các bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. Điều quan trọng là phải đi xét nghiệm vì chẩn đoán sớm thì có thể điều trị được sớm và có thể cứu sống bạn. Ngoài ra, người bị nhiễm bệnh có thể lây siêu vi khuẩn sang người khác. Vì hầu hết mọi người không biết mình bị nhiễm bệnh, họ vô tình lây bệnh cho nhiều người khác. Nếu không được xét nghiệm, viêm gan B có thể tồn tại qua nhiều thế hệ trong một gia đình và trong cộng đồng.

Một lời đồn thường gặp là viêm gan B có thể "di truyền" vì vài thế hệ trong một gia đình có thể bị nhiễm bệnh. Nhưng viêm gan B KHÔNG phải là một bệnh di truyền -- viêm gan B là do một loại siêu vi khuẩn, thường lây truyền giữa các thành viên gia đình do truyền từ mẹ sang con hoặc do tình cờ tiếp xúc với máu trong hộ gia đình. Các gia đình có thể phá vỡ chu kỳ nhiễm viêm gan B bằng cách đi xét nghiệm, chủng ngừa và điều trị.

 

Vì sao viêm gan B lại nguy hiểm đến thế?
Viêm gan B nguy hiểm vì nó là một “căn bệnh thầm lặng” có thể lây sang những người khác mà họ chẳng hề hay biết. Hầu hết những người bị nhiễm viêm gan B đều không biết mình bị nhiễm bệnh và có thể vô tình lây siêu vi khuẩn sang người khác qua máu và dịch cơ thể bị nhiễm siêu vi khuẩn. Những người bị bệnh mạn tính có nguy cơ bị suy gan, xơ gan và/hoặc ung thư gan cao hơn sau này trong đời. Siêu vi khuẩn có thể tấn công gan lặng lẽ và liên tục trong nhiều năm mà không bị phát hiện.

 

Viêm gan B cấp tính là gì?
Viêm gan B cấp tính có thể kéo dài đến sáu tháng (có hoặc không có triệu chứng) và những người bị nhiễm bệnh có thể lây siêu vi khuẩn sang người khác trong thời gian này.

Các triệu chứng của bệnh cấp tính có thể bao gồm chán ăn, đau khớp và cơ, sốt nhẹ, và có thể là đau dạ dày. Mặc dù hầu hết mọi người không có triệu chứng, nhưng chúng có thể xuất hiện sau 60-150 ngày sau khi nhiễm bệnh, với thời gian trung bình là 3 tháng. Một số người có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như buồn nôn, nôn mửa, vàng da (vàng mắt và da), hoặc sưng dạ dày có thể khiến họ phải gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể cho một người biết mình có siêu vi khuẩn viêm gan B trong máu không. Nếu bạn đã bị chẩn đoán mắc viêm gan B cấp tính, bác sĩ sẽ cần phải xét nghiệm máu lại trong 6 tháng để xem bạn đã bình phục chưa, hay bạn đã bị nhiễm viêm gan B mạn tính. Cho đến khi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe xác nhận rằng xét nghiệm máu của bạn cho thấy không còn siêu vi khuẩn viêm gan B trong máu, điều quan trọng là phải bảo vệ những người khác khỏi bị nhiễm bệnh. Điều quan trọng là phải yêu cầu (các) bạn tình và thành viên gia đình của bạn (hoặc những người mà bạn đang có tiếp xúc gần gũi trong hộ gia đình) đi xét nghiệm viêm gan B. Nếu họ chưa bị nhiễm bệnh – và chưa được chủng ngừa viêm gan B – thì họ nên bắt đầu được tiêm các mũi vắc-xin viêm gan B.

Những người bị viêm gan B cấp tính không được kê toa điều trị viêm gan B cụ thể – không có phương pháp điều trị nào có thể loại bỏ viêm gan B cấp tính, và hầu hết những người bị nhiễm bệnh khi là người lớn tự bình phục. Đôi khi, một người có các triệu chứng nghiêm trọng có thể nhập viện để được hỗ trợ chung. Nghỉ ngơi và kiểm soát triệu chứng là những mục tiêu chính của việc chăm sóc y tế này. Một tình trạng hiếm gặp đe dọa đến tính mạng gọi là “viêm gan ác tính” có thể xảy ra với một bệnh cấp tính mới và cần chăm sóc y tế khẩn cấp ngay vì một người có thể bị suy gan đột ngột.

Những lời khuyên đơn giản để chăm sóc gan của bạn trong suốt quá trình bị viêm gan B cấp tính là tránh uống rượu, ngừng hoặc hạn chế hút thuốc, ăn thực phẩm lành mạnh, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chất béo, và trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng (thuốc kê toa, thuốc mua không cần toa, vitamin hoặc chất bổ sung có nguồn gốc thảo mộc) để đảm bảo chúng an toàn cho gan của bạn. Đây là thời điểm tốt để hỏi bất kỳ thắc mắc nào khác mà bạn có. Việc sử dụng vitamin và chất bổ sung có lợi cho gan sẽ không giúp bạn bình phục và thực sự có thể là lợi bất cập hại cho gan.

Xin đừng quên trao đổi theo dõi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để làm thêm bất kỳ xét nghiệm máu nào cần thiết để xác nhận bạn đã bình phục sau khi nhiễm bệnh cấp tính.

Viêm gan B mạn tính là gì?
Những người dương tính với siêu vi khuẩn viêm gan B trong hơn 6 tháng (sau ngày có kết quả xét nghiệm máu đầu tiên) được chẩn đoán bị bệnh mạn tính. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch của họ không thể loại bỏ siêu vi khuẩn viêm gan B và siêu vi khuẩn này vẫn tồn tại trong máu và gan của họ. Có những cách hiệu quả để điều trị và kiểm soát bệnh mạn tính, nhưng hiện không có phương pháp chữa trị. Nếu bạn bị bệnh mạn tính, siêu vi khuẩn sẽ vẫn tồn tại trong máu của bạn trong suốt phần đời còn lại.

Những người bị viêm gan B mạn tính có thể vô tình lây siêu vi khuẩn sang người khác. Viêm gan B mạn tính cũng có thể dẫn đến các bệnh gan nghiêm trọng, chẳng hạn như xơ gan hoặc ung thư gan. Không phải ai bị bệnh mạn tính cũng sẽ bị bệnh gan nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ có nguy cơ cao hơn những người không bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ nhiễm viêm gan B mạn tính liên quan đến độ tuổi mà một người bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B lần đầu tiên:

  • 90% trẻ mới sinh và bé bị nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm viêm gan B mạn tính
  • Lên đến 50% trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh (1-5 tuổi) sẽ bị nhiễm viêm gan B mạn tính
  • 5-10% người lớn bị nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm viêm gan B mạn tính (có nghĩa là 90% sẽ bình phục)

Có thể rất khó chịu khi biết rằng mình bị nhiễm viêm gan B mạn tính. Vì hầu hết mọi người không có triệu chứng và có thể được chẩn đoán hàng chục năm sau khi tiếp xúc ban đầu với siêu vi khuẩn viêm gan B, đó có thể là một cú sốc và ngạc nhiên khi được chẩn đoán bị nhiễm viêm gan B mạn tính. Tin vui là hầu hết những người bị viêm gan B có thể vẫn sống lâu và khỏe mạnh.

Phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh có thể lây siêu vi khuẩn cho trẻ mới sinh khi sinh. Vì vậy, do nguy cơ trẻ mới sinh bị bệnh mạn tính khi sinh cao nên cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh được tiêm mũi vắc-xin viêm gan B thứ nhất trong vòng 12-24 giờ sau khi sinh. Nếu bạn đang mang thai và bạn biết rằng mình bị nhiễm bệnh, bạn có thể đảm bảo rằng bé được tiêm mũi vắc-xin viêm gan B thứ nhất trong vòng 12-24 giờ sau khi sinh!

Mặc dù không có phương pháp chữa trị viêm gan B mạn tính, nhưng có những liệu pháp bằng thuốc hiệu quả có thể kiểm soát được siêu vi khuẩn viêm gan B và ngăn chặn siêu vi khuẩn này gây tổn thương cho gan. Cũng có những loại thuốc mới đang trong giai đoạn nghiên cứu hứa hẹn có thể mang đến phương pháp chữa trị trong tương lai gần. Mặc dù nguy cơ bị bệnh gan nghiêm trọng hoặc ung thư gan cao hơn ở những người chung sống với viêm gan B mạn tính so với những người không bị nhiễm bệnh, nhưng vẫn có rất nhiều điều đơn giản mà một người có thể làm để giảm nguy cơ.

Lên lịch thăm khám thường xuyên sáu tháng một lần (hoặc ít nhất mỗi năm) với một bác sĩ chuyên khoa gan hoặc một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có kiến thức về viêm gan B để họ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của gan.

Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về việc phương pháp điều trị viêm gan B mạn tính có hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh gan nghiêm trọng hoặc ung thư gan không.

Đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khám sàng lọc ung thư gan cho bạn trong các buổi thăm khám thường xuyên vì phát hiện sớm đồng nghĩa với việc có nhiều phương án điều trị hơn và sống lâu hơn.

Tránh hoặc hạn chế uống rượu và hút thuốc do cả hai đều khiến gan phải làm việc rất nhiều.

Có một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau vì thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ khiến gan phải làm việc nhiều.

 

“Người mang siêu vi khuẩn mạn tính” là gì?
Khi một người bị nhiễm viêm gan B mạn tính, bác sĩ có thể gọi người đó là “người mang siêu vi khuẩn mạn tính.” Là “người mang siêu vi khuẩn mạn tính” có nghĩa là bạn bị nhiễm viêm gan B mạn tính, có thể lây siêu vi khuẩn sang người khác và bệnh của bạn phải được bác sĩ kiểm soát. 

 

Viêm gan B có chữa trị được không?
Hầu hết người lớn sẽ tự bình phục sau khi nhiễm bệnh cấp tính mà không cần dùng thuốc. Hiện nay chưa có phương pháp chữa trị cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B mạn tính. Nhưng tin vui là có những phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh gan ở người bị bệnh mạn tính bằng cách làm chậm siêu vi khuẩn. Nếu có ít siêu vi khuẩn viêm gan B được sản sinh hơn, thì gan sẽ ít bị tổn thương hơn.

Với những nghiên cứu thú vị mới, có rất nhiều hy vọng sẽ tìm ra một phương pháp chữa trị cho viêm gan B mạn tính trong tương lai gần. Vào trang mạng Drug Watch (Theo dõi Thuốc) của chúng tôi để xem danh sách các thuốc triển vọng khác đang được phát triển.

 

Có những phương án nào để điều trị viêm gan B?
Với bệnh cấp tính, thường không có phương pháp điều trị nào khác ngoài nghỉ ngơi và các biện pháp hỗ trợ để kiểm soát triệu chứng.

Với viêm gan B mạn tính, có một vài phương pháp điều trị. Điều quan trọng là phải hiểu rằng không phải ai bị viêm gan B mạn tính cũng cần điều trị. Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định xem liệu bạn cần dùng thuốc hay có thể chờ và theo dõi tình trạng của mình.

Có một số loại thuốc kháng siêu vi khuẩn làm chậm hoặc ngăn chặn siêu vi khuẩn viêm gan B nhân bản, làm giảm viêm và tổn thương gan. Các thuốc kháng siêu vi khuẩn này được dùng dưới dạng viên nén mỗi ngày một lần trong ít nhất 1 năm, và thường trong thời gian dài hơn. Có 6 thuốc kháng siêu vi khuẩn được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ phê duyệt, nhưng chỉ có ba loại thuốc kháng siêu vi khuẩn “ưu tiên nhất” được khuyến cáo: tenofovir disoproxil (Viread/TDF), tenofovir alafenamide (Vemlidy/TAF) và entecavir (Baraclude). Các thuốc kháng siêu vi khuẩn ưu tiên nhất được khuyến cáo vì chúng an toàn hơn và hiệu quả nhất. Có các lựa chọn khác dành cho những người không đáp ứng hoặc không tiếp cận được với các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng siêu vi khuẩn ưu tiên nhất: telbivudine (Tyzeka, Sebivo), adefovir dipivoxil (Hepsera), và lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix, Heptodin).

Mặc dù FDA đã phê duyệt các thuốc kháng siêu vi khuẩn để điều trị viêm gan B mạn tính này, nhưng chúng không chữa khỏi được. Tuy nhiên, chúng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ hình thành tổn thương gan và ung thư gan. Không nên dùng thuốc kháng siêu vi khuẩn ngắt quãng, vì vậy điều quan trọng là phải được bác sĩ giỏi đánh giá kỹ lưỡng trước khi bắt đầu điều trị viêm gan B mạn tính.

Còn có các thuốc kích thích miễn dịch tăng cường hệ miễn dịch để giúp kiểm soát siêu vi khuẩn viêm gan B. Các thuốc này được tiêm trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Các thuốc thường được kê toa nhất bao gồm interferon alfa-2b (Intron A) và PEG interferon (Pegasys).

Bạn và bác sĩ sẽ cần thảo luận về các phương án điều trị trước khi quyết định xem loại nào, nếu có, phù hợp nhất với mình. Với nhiều người, các loại thuốc này sẽ làm giảm hoặc ngăn chặn siêu vi khuẩn viêm gan B. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn chỉ trong vài tháng vì tổn thương gan do siêu vi khuẩn bị làm chậm lại, hoặc thậm chí hồi phục trong một số trường hợp, khi dùng lâu dài.

Để xem danh sách đầy đủ các thuốc được FDA phê duyệt và các thuốc triển vọng khác đang được phát triển để điều trị viêm gan B, vào Drug Watch (Theo dõi Thuốc).

General Information

What is hepatitis B?
Hepatitis B is the world's most common liver infection. It is caused by the hepatitis B virus (HBV), which attacks and injures the liver. It is transmitted through blood, unprotected sex, shared or re-used needles, and from an infected mother to her newborn baby during pregnancy or delivery. Most infected adults are able to get rid of the hepatitis B virus without any problems. However, some adults and most infected babies and children are unable to get rid of the virus and will develop chronic (life-long) infection.

The good news is that there is a safe vaccine to prevent a hepatitis B infection and new treatments for those already infected with hepatitis B.

How many people are affected by hepatitis B?
Worldwide, 2 billion people (1 out of 3 people) have been infected with hepatitis B; and 257 million people are chronically infected (which means they are unable to get rid of the virus). An estimated 700,000 people die each year from hepatitis B and its complications.

Why is hepatitis B more common in some parts of the world?
Hepatitis B can infect any person of any age or ethnicity, but people from parts of the world where hepatitis B is common, such as Asia, parts of Africa and South America, Eastern Europe, and the Middle East, are at much higher risk for getting infected. Hepatitis B is also common among Americans who were born (or whose parents were born) in these regions.

Hepatitis B is more common in certain regions of the world because there are so many more people already infected with hepatitis B in these regions. Although hepatitis B is not an "Asian disease" or an “African disease,” it affects hundreds of millions of people from these regions – so there are more people who can pass the hepatitis B virus on to others. This increases the risk that you could get infected. Since there is a smaller number of Westerners who are infected, this group has a lower risk of infection.

In regions where hepatitis B is common, people are usually infected as newborns - from a mother who unknowingly passes the virus to her baby during delivery. Young children are also at risk if they live in close daily contact with an infected family member. Babies and children are more likely to develop a chronic hepatitis B infection because their young immune systems have trouble getting rid of the virus.

If you, or your family, is from an area of the map that is darker blue, you might be at greater risk for hepatitis B infection and should talk to a doctor about getting tested.

map 3 04 global 002


Why should I be concerned about hepatitis B?
Chronic hepatitis B can lead to serious liver disease such as cirrhosis or liver cancer. It's important to get tested because early diagnosis can lead to early treatment which can save your life. Also, people who are infected can spread the virus to others. Since most people don't know they are infected, they are unknowingly spreading it to many other people. If people are not tested, hepatitis B can pass through several generations in one family and throughout the community.

One common myth is that hepatitis B can be "inherited" since several generations in one family may be infected. But hepatitis B is NOT a genetic disease -- hepatitis B is caused by a virus, which is often transmitted among family members due to mother-to-child transmission or accidental household exposure to blood. Families can break the cycle of hepatitis B infection by getting tested, vaccinated and treated.

 

Why is hepatitis B so dangerous?
Hepatitis B is dangerous because it is a “silent infection” that can infect people without them knowing it. Most people who are infected with hepatitis B are unaware of their infection and can unknowingly pass the virus to others through their blood and infected bodily fluids. For those who become chronically infected, there is an increased risk of developing liver failure, cirrhosis and/or liver cancer later in life. The virus can quietly and continuously attack the liver over many years without being detected.


What is acute hepatitis B?
An acute hepatitis B infection may last up to six months (with or without symptoms) and infected persons are able to pass the virus to others during this time.

Symptoms of an acute infection may include loss of appetite, joint and muscle pain, low-grade fever, and possible stomach pain. Although most people do not experience symptoms, they can appear 60-150 days after infection, with the average being 3 months. Some people may experience more severe symptoms such as nausea, vomiting, jaundice (yellowing of the eyes and skin), or a bloated stomach that may cause them to see a health care provider.

A simple blood test can tell a person if the hepatitis B virus is in their blood. If you have been diagnosed with acute hepatitis B, the doctor will need to test your blood again in 6 months to figure out if you have recovered, or if you have developed a chronic hepatitis B infection. Until your health care provider confirms that your blood test shows that there is no more hepatitis B virus in your blood, it is important to protect others from a possible infection. It is also important to have your sexual partner(s) and family members (or those you live in close household contact with) tested for hepatitis B. If they have not been infected – and have not received the hepatitis B vaccine – then they should start the hepatitis B vaccine series.

People who have acute hepatitis B are not prescribed specific hepatitis B treatment – there is no treatment that will get rid of an acute hepatitis B infection, and most people infected as adults recover on their own. Sometimes, a person with severe symptoms may be hospitalized for general support. Rest and managing symptoms are the primary goals of this medical care. A rare, life-threatening condition called “fulminant hepatitis” can occur with a new acute infection and requires immediate, urgent medical attention since a person can go into sudden liver failure.

Simple tips for taking care of your liver during an acute hepatitis B infection are to avoid alcohol, stop or limit smoking, eat healthy foods, avoid greasy or fatty foods, and talk to your health care provider about any medications you are taking (prescriptions, over-the-counter medications, vitamins or herbal supplements) to make sure they are safe for your liver. This is a good time to ask any other questions you may have. The use of vitamins and liver health supplements will likely not assist your recovery and may actually cause more harm than good to the liver.

Be sure to follow-up with your health care provider for any additional blood tests that are needed to confirm your recovery from an acute infection.

 

What is chronic hepatitis B?
People who test positive for the hepatitis B virus for more than six months (after their first blood test result) are diagnosed as having a chronic infection. This means their immune system was not able to get rid of the hepatitis B virus and it still remains in their blood and liver. There are effective ways to treat and manage a chronic infection, but there is no cure. If you are chronically infected, the virus will likely remain in your blood for the rest of your life.

People who have chronic hepatitis B can unknowingly pass the virus on to others. Chronic hepatitis B can also lead to serious liver diseases, such as cirrhosis or liver cancer. Not every person who is chronically infected will develop serious liver disease. However, they have a greater chance than someone who is not infected.

The risk of developing a chronic hepatitis B infection is related to the age at which one first becomes infected with the hepatitis B virus:

  • 90% of infected newborns and babies will develop a chronic hepatitis B infection
  • Up to 50% of infected children (1-5 years) will develop a chronic hepatitis B infection
  • 5-10% of infected adults will develop a chronic hepatitis B infection (that is, 90% will recover)

Learning that you have a chronic hepatitis B infection can be very upsetting. Because most people do not have symptoms and can be diagnosed decades after their initial exposure to the hepatitis B virus, it can be a shock and a surprise to be diagnosed with a chronic hepatitis B infection. The good news is that most people with chronic hepatitis B should expect to live a long and healthy life.

Infected pregnant women can pass the virus to their newborns during childbirth. Therefore, since the risk of newborns becoming chronically infected at birth is high, both the World Health Organization (WHO) and the U.S. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) recommend that all infants receive the first dose of the hepatitis B vaccine within 12-24 hours after birth. If you are pregnant and you know that you are infected, you can make sure that your baby gets the first dose of the hepatitis B vaccine within 12-24 hours after delivery!

While there is no cure for chronic hepatitis B infection, there are effective drug therapies that can control the hepatitis B virus and stop it from damaging the liver. There are also promising new drugs in the research phase that could provide a cure in the very near future. Although the risk of developing a serious liver disease or liver cancer is higher for those living with chronic hepatitis B than those who are not infected, there are still many simple things a person can do to help reduce their risk.

  • Schedule regular visits every six months (or at least every year) with a liver specialist or a health care provider who is knowledgeable about hepatitis B so they can monitor the health of your liver.
  • Talk to your health care provider about whether treatment for your chronic hepatitis B infection would be helpful in preventing serious liver disease or liver cancer.
  • Make sure that your health care provider screens you for liver cancer during your regular visits since early detection equals more treatment options and a longer life.
  • Avoid or limit alcohol and smoking since both cause a lot of stress to your liver.
  • Eat a healthy diet with lots of vegetables since fried, greasy foods are hard on your liver.

What does it mean to be a “chronic carrier”?
When someone has a chronic hepatitis B infection, their doctor may refer to them as being a “chronic carrier.” Being a “chronic carrier” means that you have a chronic hepatitis B infection, can pass the virus on to others, and you should be managed by a doctor for your infection.

Is there a cure for hepatitis B?
Most adults will recover from an acute infection on their own without the need for medication. For adults, children and infants who develop a chronic hepatitis B infection, there is currently no cure. But the good news is there are treatments that can help slow the progression of liver disease in chronically infected persons by slowing down the virus. If there is less hepatitis B virus being produced, then there is less damage being done to the liver.
With all of the new exciting research, there is great hope that a cure will be found for chronic hepatitis B in the near future. Visit our Drug Watch for a list of other promising drugs in development.


What options are there to treat my hepatitis B?
For an acute infection, there is generally no treatment other than rest and supportive measures to manage any symptoms.
For chronic hepatitis B, there are several treatments available. It is important to understand that not everyone with chronic hepatitis B needs treatment. Your doctor will help you decide if you need medication or if you can wait and monitor your condition.

There are several antiviral medications that slow down or stop the hepatitis B virus from replicating, which reduces the inflammation and damage to the liver. These antivirals are taken as a pill once a day for at least 1 year, usually longer. There are 6 U.S. FDA approved antivirals, but only three “first-line” antivirals are recommended: tenofovir disoproxil (Viread/TDF), tenofovir alafenamide (Vemlidy/TAF) and entecavir (Baraclude). First-line antivirals are recommended because they are safer and most effective. For people who do not respond to, or have access to, the first-line antiviral treatments, other options are available: telbivudine (Tyzeka, Sebivo), adefovir dipivoxil (Hepsera), and lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix, Heptodin).

Although the FDA has approved these antivirals for chronic hepatitis B, they do not provide a complete cure. They can, however, greatly decrease the risk of developing liver damage and liver cancer. Antivirals are not meant to be stopped and started, which is why a thorough evaluation by a knowledgeable doctor is so important before beginning treatment for chronic hepatitis B.

There are also immunomodulator drugs that boost the immune system to help control the hepatitis B virus. They are given as injections over 6 months to 1 year. The most commonly prescribed include interferon alfa-2b (Intron A) and pegylated interferon (Pegasys).

You and your doctor will need to discuss the treatment options before deciding which one, if any, is best for you. For many people, these medications will decrease or stop the hepatitis B virus. This results in patients feeling better within a few months because liver damage from the virus is slowed down, or even reversed in some cases, when taken long-term.

For a complete list of FDA approved drugs and other promising drugs in development for hepatitis B, visit our Drug Watch.